Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng một website
http://congtyquangcao24h.blogspot.com/2013/06/nhung-van-e-cot-loi-khi-xay-dung-mot.html
Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng một website
1. Có thiết kế chuyên nghiệp
Website là phương tiện truyền thông có tính trực quan và hình thức website của bạn sẽ mang đến cho người xem ấn tượng tức thì. Nếu website trông thiếu chuyên nghiệp, nó cũng sẽ để lại ấn tượng như vậy về toàn bộ doanh nghiệp của bạn. Website phải rõ ràng, cập nhật thường xuyên và chuyên nghiệp, không cần phải cầu kỳ, sặc sỡ hay quá độc đáo.
Thiết kế website nên đơn giản và cho phép truyền đạt thông tin rõ ràng tới khách hàng. Một trong những sai lầm lớn nhất và phổ biến nhất chúng tôi thấy mọi người hay mắc phải khi xây dựng website là nhờ ... ông anh rễ hoặc chàng hàng xóm tuổi teen nghiện công nghệ thiết kế cho mình. Thông thạo về công nghệ, hiểu được cách thức hoạt động của các chương trình chuyên dùng thiết kế hoặc biết cách sử dụng Dream Weaver không biến ai đó thành một nhà thiết kế website giỏi. Những cái đầu đầy công nghệ này thường không có sự nhạy cảm cần có về thiết kế đồ họa hoặc không hiểu cách thức tiếp thị cho một doanh nghiệp.
Cũng giống như việc tôi biết cách sử dụng chổi vẽ thì không có nghĩa là tôi có thể vẽ ra một bức tranh đẹp, hay ai đó có kỹ năng để thiết kế một trang web thì không có nghĩa họ biết cách làm cho nó trở nên đẹp mắt hoặc có ích cho Doanh nghiệp của bạn. Website của bạn trước hết là một công cụ tiếp thị, và người lập trình web của bạn cần phải tư duy giống như một người tiếp thị chứ không phải một lập trình viên.
2. Chọn những kiểu chữ dễ đọc và sử dụng chúng nhất quán
Bạn chỉ nên sử dụng những kiểu chữ đặc biệt với tông màu sáng hoặc có phong cách tương phản trên những phần diện tích lớn, như ở phần tiêu đề chẳng hạn.
Điều quan trọng nhất là người xem có thể đọc được chữ trên website của bạn. Chúng ta biết điều này khiến vài người thấy nhàm chán, những hãy sử dụng chữ tối màu trên nền trắng hoặc nền sáng cho phần thân của trang web và sử dụng phông chữ thật đơn giản. Hãy thử:
Phông chữ Times New Roman sẽ dễ đọc hơn và không làm mắt rối loạn.
Hãy cân nhắc kỹ việc chọn phông chữ và màu sắc của các nút trên thanh menu. Nếu người xem không thể đọc chúng dễ dàng thì họ sẽ không kích vào và tìm hiểu thêm về website của bạn.
Đừng sử dụng nhiều phông chữ khác nhau trên website, chọn một phông cho tiêu đề, một phông cho phần thân văn bản và sử dụng chúng nhất quán trong cả website của mình. Người xem sẽ cảm thấy bối rối khi chuyển từ trang này sang trang khác trong website mà lại thấy nhiều thay đổi về phông chữ, màu sắc và cỡ chữ. Điều này khiến họ có cảm giác mình không ở trên cùng một website. Hãy kiếm một đơn vị thiết kế website giỏi và điều này sẽ không còn là vấn đề.
3. Có một tiêu đề ấn tượng
Cũng giống như các ấn phẩm quảng cáo khác, trang chủ của bạn - và tất cả các trang khác đều cần phải có một tiêu đề tốt. Tên Doanh nghiệp không phải là tiêu đề, và "Xin chào mừng!" cũng không phải một tiêu đề. Tiêu đề trên trang chủ của bạn cần được giới thiệu nhanh chóng và rõ ràng về những gì bạn làm và tại sao khách hàng nên tìm hiểu về website của bạn. Những tiêu đề trên các trang khác nên nhấn mạnh những điều khách hàng có thể tìm thấy trên trang đó.
4. Tránh các thiết kế kỳ quặc hoặc các hình ảnh động
Những con chó đang nhảy múa hoặc những chiếc lá đang rơi lúc đầu trông có vẻ vui mắt nhưng thường gây ra sự xao nhãng và làm giảm giá trị của những thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải đến người xem. Một vài kiểu còn mang đến cảm giác khó chịu, ức chế.
Chúng tôi đã từng xem một trang web mà khi bạn di chuyển con chuột, nó sẽ để lại một vệt pháo hoa đằng sau - mà đây không phải là trang web của một công ty bán pháo hoa. Trong mười giây đầu tiên, bạn có thể thấy thích thú khi nhìn thấy những chùm pháo hoa này, nhưng sau đấy chúng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng website.
Chúng tôi không muốn nói rằng bạn không thể sử dụng các hình động hoặc tạo ra các hiệu ứng cho website, chúng tôi chỉ nói rằng điều này sẽ rất khó khăn và bạn sẽ ít khi mắc sai lầm nếu không sử dụng nó.
Điều này đặc biệt đúng nếu bạn dùng những hình ảnh được làm từ công nghệ Flash có thời gian dài trên website. Internet được thiết kế để kết nối thật nhanh chóng, do vậy nếu bạn khiến khách hàng của mình phải đợi những năm giây để vào website của bạn thì hãy quên điều đó đi. Họ sẽ kích vào nút X (Close) nhanh đến chóng mặt!
5. Sử dụng các từ thông dụng, đừng dùng ngôn ngữ chuyên ngành và các từ viết tắt
Bạn biết điều gì sẽ xảy ra nếu mặc định rằng tất cả mọi người đều hiểu những gì mình muốn nói khi dùng các từ như CRM, ERP, PPC, SEM. Nếu bạn sử dụng các thuật ngữ, các từ viết tắt hoặc cụm từ mà người xem không hiểu, họ sẽ cảm thấy mình thật ngốc nghếch. Điều đó sẽ làm họ chán ngán website của bạn.
Hãy chắc chắn rằng khi viết nội dung các trang web, bạn luôn hướng đến những đối tượng khách hàng bình thường. Hãy viết theo cách lấy khách hàng làm trung tâm, đơn giản như văn nói và giải thích rõ ràng những gì bạn muốn nói.
6. Đặt thông tin liên lạc của bạn trên từng trang
Không nhất thiết phải đưa ra tất cả thông tin liên hệ trên từng trang nhưng ít nhất cũng có một vài thông tin cơ bản như số điện thoại, email, địa chỉ. Điều này sẽ khiến website của bạn thực sự gắn với một địa điểm có thật chứ không phải là một cỗ máy tính vô danh.
Hơn nữa, khi khách hàng tiềm năng của bạn đã xem xét một lượt và quyết định gọi cho bạn hoặc đến Doanh nghiệp, đừng làm cho họ phải lùng sục khắp nơi để tìm kiếm thông tin của mình. Hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có thế kết nối với bạn.
7. Sử dụng menu chính và menu phụ nhất quán
Menu chính và các menu phụ sẽ cho phép khách hàng có thể di chuyển và kích vào các trang bên trong. Điều quan trọng là các menu phải được trình bày một cách dễ thấy nhất. Chúng nên giống nhau và được đặt cùng một vị trí ở tất cả các trang.
Bạn sẽ không hề muốn đi đến cửa hàng tạp hóa và thấy vị trí quầy sữa thay đổi hàng tuần thì những khách hàng vào website của bạn cũng muốn các thanh menu được đặt tại cùng một chỗ trên mỗi trang web và luôn luôn như vậy.
8. Đảm bảo việc quay trở lại trang chủ dễ dàng và trực quan
Chắc chắn rằng khách truy cập có thể dễ dàng quay về trang chủ ở mọi nơi trong website. Điều này phải được thực hiện thật dễ dàng, đơn giản. Người xem website của bạn sẽ không muốn phải đoán mò.
Một vài website cho phép quay trở về trang chủ bằng cách kích vào logo của công ty ở ngay đầu trang. Điều này là một ý tưởng hay nếu như nó không phải là cách duy nhất để quay ngược lại trang chủ. Đâu đó cần có một mục trên menu được lấy tên là TRANG CHỦ sẽ tốt hơn.
9. Tạo ra những đường dẫn nội bộ tới các trang khác trong cùng website
Đường dẫn nội bộ là đường dẫn tới một trang web khác trong cùng website của chính bạn. Gắn các đường dẫn này trong phần nội dung là cách hay để giúp mọi người lướt quanh website và hướng họ đến những trang hấp dẫn nhất.
Ở cuối mỗi trang, hãy cân nhắc việc đặt một vài đường dẫn đến các trang liên quan. Bạn chắc hẳn sẽ không muốn có những trang chết vì nếu vậy, người đọc sẽ không có lý do gì để tiếp tục tìm hiểu về website của bạn nữa.
10. Đảm bảo rằng các đường dẫn ra bên ngoài sẽ mở ra một "cửa sổ trình duyệt mới"
Điều này rất quan trọng. Các đường dẫn ra bên ngoài là các đường đến website khác không phải website của bạn. Nếu bạn liệt kê đường dẫn tới các website khác mà khách hàng có thể quan tâm, hãy chắc rằng khi họ kích vào đường dẫn, một cửa sổ trình duyệt hoàn toàn mới sẽ hiện ra và website của bạn vẫn được mở trong cửa sổ trước đó.
Nếu đường dẫn không được mở ra trong một cửa sổ trình duyệt mới thì website khác sẽ hiện ra đúng trên cửa sổ mà website của bạn đã từng ở đó. Như vậy, website của bạn sẽ biến mất. Thế là công tôi! Và chắc bạn không muốn người xem rời website của mình để tìm đến một website khác.
11. Tránh những trang có rất ít hoặc không có nội dung
Nếu bạn không có gì để viết cho một trang nào đó thì hãy bỏ nó đi. Một trang với chỉ một câu hoặc trong tình trang "Đang xây dựng" sẽ gây ra sự khó chịu. Người truy cập muốn được vui vẻ, giải trí, đọc thông tin hoặc có sự thích thú trên từng trang web.
12. Đặt tiêu đề hay cho từng trang
Đây là một chi tiết nhỏ nhưng nhiều chi tiết nhỏ sẽ tạo nên sự khác biệt. Phần tiêu đề là một thanh đặt ở ngay trên cùng cửa sổ trình duyệt. Hãy đặt một tiêu đề mô tả nội dung của trang web. Ví dụ "SuperScraps là cửa hàng hàng đầu cung cấp sổ lưu niệm tại Grand Haven" là tiêu đề cho trang giới thiệu công ty. Hoặc tiêu đề "Hãy mua một bó hoa hồng từ cửa hàng hoa Fancy và làm bừng sáng một ngày của nàng" trên một trang web bán hoa hồng. Những trường hợp thường thấy trên thanh tiêu đề là "Trang 2", "Sản phẩm mới", "Dịch vụ mới".
Sẽ rất kinh ngạc khi bạn nhận ra phần tiêu đề là căn cứ quan trọng để các công cụ tìm kiếm quyết định liệu một trang web bất kỳ có liên quan với yêu cầu tìm kiếm hay không.
13. Thường xuyên cập nhật nội dung cho website
Những thông tin cũ hoặc các sự kiện xảy ra từ rất lâu trên website sẽ làm giảm uy tín của bạn. Nếu bạn không cập nhật thông tin mới nhất trên website của mình thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tiếp thị tuyệt vời. Bạn sẽ hay gặp vấn đề này khi phải thông qua người lập trình web để thay đổi từng chi tiết nhỏ trên website. Vậy ai sẽ là người bỏ thời gian (hoặc tiền bạc) cho việc đó?
Có những website sẽ cho phép bạn tự tạo ra mọi thay đổi cần thiết cho nó, bao gồm cả việc thêm hay bớt trang web mà không cần một chút hiểu biết nào về lập trình web.
14. Đặt chức năng đăng ký nhận bản tin
Hãy yêu cầu người truy cập đăng ký nhận bản tin thông qua email. Chúng tôi tin rằng đây là một chiến thuật không thể bỏ qua. Bạn nên đặt mục đăng ký nhận bản tin ở từng trang web, đừng bắt khách hàng phải tìm kiếm tới lui mới có thể đăng ký vào danh sách nhận bản tin.
Theo helu.vn
1. Có thiết kế chuyên nghiệp
Website là phương tiện truyền thông có tính trực quan và hình thức website của bạn sẽ mang đến cho người xem ấn tượng tức thì. Nếu website trông thiếu chuyên nghiệp, nó cũng sẽ để lại ấn tượng như vậy về toàn bộ doanh nghiệp của bạn. Website phải rõ ràng, cập nhật thường xuyên và chuyên nghiệp, không cần phải cầu kỳ, sặc sỡ hay quá độc đáo.
Thiết kế website nên đơn giản và cho phép truyền đạt thông tin rõ ràng tới khách hàng. Một trong những sai lầm lớn nhất và phổ biến nhất chúng tôi thấy mọi người hay mắc phải khi xây dựng website là nhờ ... ông anh rễ hoặc chàng hàng xóm tuổi teen nghiện công nghệ thiết kế cho mình. Thông thạo về công nghệ, hiểu được cách thức hoạt động của các chương trình chuyên dùng thiết kế hoặc biết cách sử dụng Dream Weaver không biến ai đó thành một nhà thiết kế website giỏi. Những cái đầu đầy công nghệ này thường không có sự nhạy cảm cần có về thiết kế đồ họa hoặc không hiểu cách thức tiếp thị cho một doanh nghiệp.
Cũng giống như việc tôi biết cách sử dụng chổi vẽ thì không có nghĩa là tôi có thể vẽ ra một bức tranh đẹp, hay ai đó có kỹ năng để thiết kế một trang web thì không có nghĩa họ biết cách làm cho nó trở nên đẹp mắt hoặc có ích cho Doanh nghiệp của bạn. Website của bạn trước hết là một công cụ tiếp thị, và người lập trình web của bạn cần phải tư duy giống như một người tiếp thị chứ không phải một lập trình viên.
2. Chọn những kiểu chữ dễ đọc và sử dụng chúng nhất quán
Bạn chỉ nên sử dụng những kiểu chữ đặc biệt với tông màu sáng hoặc có phong cách tương phản trên những phần diện tích lớn, như ở phần tiêu đề chẳng hạn.
Điều quan trọng nhất là người xem có thể đọc được chữ trên website của bạn. Chúng ta biết điều này khiến vài người thấy nhàm chán, những hãy sử dụng chữ tối màu trên nền trắng hoặc nền sáng cho phần thân của trang web và sử dụng phông chữ thật đơn giản. Hãy thử:
Phông chữ Times New Roman sẽ dễ đọc hơn và không làm mắt rối loạn.
Hãy cân nhắc kỹ việc chọn phông chữ và màu sắc của các nút trên thanh menu. Nếu người xem không thể đọc chúng dễ dàng thì họ sẽ không kích vào và tìm hiểu thêm về website của bạn.
Đừng sử dụng nhiều phông chữ khác nhau trên website, chọn một phông cho tiêu đề, một phông cho phần thân văn bản và sử dụng chúng nhất quán trong cả website của mình. Người xem sẽ cảm thấy bối rối khi chuyển từ trang này sang trang khác trong website mà lại thấy nhiều thay đổi về phông chữ, màu sắc và cỡ chữ. Điều này khiến họ có cảm giác mình không ở trên cùng một website. Hãy kiếm một đơn vị thiết kế website giỏi và điều này sẽ không còn là vấn đề.
3. Có một tiêu đề ấn tượng
Cũng giống như các ấn phẩm quảng cáo khác, trang chủ của bạn - và tất cả các trang khác đều cần phải có một tiêu đề tốt. Tên Doanh nghiệp không phải là tiêu đề, và "Xin chào mừng!" cũng không phải một tiêu đề. Tiêu đề trên trang chủ của bạn cần được giới thiệu nhanh chóng và rõ ràng về những gì bạn làm và tại sao khách hàng nên tìm hiểu về website của bạn. Những tiêu đề trên các trang khác nên nhấn mạnh những điều khách hàng có thể tìm thấy trên trang đó.
4. Tránh các thiết kế kỳ quặc hoặc các hình ảnh động
Những con chó đang nhảy múa hoặc những chiếc lá đang rơi lúc đầu trông có vẻ vui mắt nhưng thường gây ra sự xao nhãng và làm giảm giá trị của những thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải đến người xem. Một vài kiểu còn mang đến cảm giác khó chịu, ức chế.
Chúng tôi đã từng xem một trang web mà khi bạn di chuyển con chuột, nó sẽ để lại một vệt pháo hoa đằng sau - mà đây không phải là trang web của một công ty bán pháo hoa. Trong mười giây đầu tiên, bạn có thể thấy thích thú khi nhìn thấy những chùm pháo hoa này, nhưng sau đấy chúng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng website.
Chúng tôi không muốn nói rằng bạn không thể sử dụng các hình động hoặc tạo ra các hiệu ứng cho website, chúng tôi chỉ nói rằng điều này sẽ rất khó khăn và bạn sẽ ít khi mắc sai lầm nếu không sử dụng nó.
Điều này đặc biệt đúng nếu bạn dùng những hình ảnh được làm từ công nghệ Flash có thời gian dài trên website. Internet được thiết kế để kết nối thật nhanh chóng, do vậy nếu bạn khiến khách hàng của mình phải đợi những năm giây để vào website của bạn thì hãy quên điều đó đi. Họ sẽ kích vào nút X (Close) nhanh đến chóng mặt!
5. Sử dụng các từ thông dụng, đừng dùng ngôn ngữ chuyên ngành và các từ viết tắt
Bạn biết điều gì sẽ xảy ra nếu mặc định rằng tất cả mọi người đều hiểu những gì mình muốn nói khi dùng các từ như CRM, ERP, PPC, SEM. Nếu bạn sử dụng các thuật ngữ, các từ viết tắt hoặc cụm từ mà người xem không hiểu, họ sẽ cảm thấy mình thật ngốc nghếch. Điều đó sẽ làm họ chán ngán website của bạn.
Hãy chắc chắn rằng khi viết nội dung các trang web, bạn luôn hướng đến những đối tượng khách hàng bình thường. Hãy viết theo cách lấy khách hàng làm trung tâm, đơn giản như văn nói và giải thích rõ ràng những gì bạn muốn nói.
6. Đặt thông tin liên lạc của bạn trên từng trang
Không nhất thiết phải đưa ra tất cả thông tin liên hệ trên từng trang nhưng ít nhất cũng có một vài thông tin cơ bản như số điện thoại, email, địa chỉ. Điều này sẽ khiến website của bạn thực sự gắn với một địa điểm có thật chứ không phải là một cỗ máy tính vô danh.
Hơn nữa, khi khách hàng tiềm năng của bạn đã xem xét một lượt và quyết định gọi cho bạn hoặc đến Doanh nghiệp, đừng làm cho họ phải lùng sục khắp nơi để tìm kiếm thông tin của mình. Hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có thế kết nối với bạn.
7. Sử dụng menu chính và menu phụ nhất quán
Menu chính và các menu phụ sẽ cho phép khách hàng có thể di chuyển và kích vào các trang bên trong. Điều quan trọng là các menu phải được trình bày một cách dễ thấy nhất. Chúng nên giống nhau và được đặt cùng một vị trí ở tất cả các trang.
Bạn sẽ không hề muốn đi đến cửa hàng tạp hóa và thấy vị trí quầy sữa thay đổi hàng tuần thì những khách hàng vào website của bạn cũng muốn các thanh menu được đặt tại cùng một chỗ trên mỗi trang web và luôn luôn như vậy.
8. Đảm bảo việc quay trở lại trang chủ dễ dàng và trực quan
Chắc chắn rằng khách truy cập có thể dễ dàng quay về trang chủ ở mọi nơi trong website. Điều này phải được thực hiện thật dễ dàng, đơn giản. Người xem website của bạn sẽ không muốn phải đoán mò.
Một vài website cho phép quay trở về trang chủ bằng cách kích vào logo của công ty ở ngay đầu trang. Điều này là một ý tưởng hay nếu như nó không phải là cách duy nhất để quay ngược lại trang chủ. Đâu đó cần có một mục trên menu được lấy tên là TRANG CHỦ sẽ tốt hơn.
9. Tạo ra những đường dẫn nội bộ tới các trang khác trong cùng website
Đường dẫn nội bộ là đường dẫn tới một trang web khác trong cùng website của chính bạn. Gắn các đường dẫn này trong phần nội dung là cách hay để giúp mọi người lướt quanh website và hướng họ đến những trang hấp dẫn nhất.
Ở cuối mỗi trang, hãy cân nhắc việc đặt một vài đường dẫn đến các trang liên quan. Bạn chắc hẳn sẽ không muốn có những trang chết vì nếu vậy, người đọc sẽ không có lý do gì để tiếp tục tìm hiểu về website của bạn nữa.
10. Đảm bảo rằng các đường dẫn ra bên ngoài sẽ mở ra một "cửa sổ trình duyệt mới"
Điều này rất quan trọng. Các đường dẫn ra bên ngoài là các đường đến website khác không phải website của bạn. Nếu bạn liệt kê đường dẫn tới các website khác mà khách hàng có thể quan tâm, hãy chắc rằng khi họ kích vào đường dẫn, một cửa sổ trình duyệt hoàn toàn mới sẽ hiện ra và website của bạn vẫn được mở trong cửa sổ trước đó.
Nếu đường dẫn không được mở ra trong một cửa sổ trình duyệt mới thì website khác sẽ hiện ra đúng trên cửa sổ mà website của bạn đã từng ở đó. Như vậy, website của bạn sẽ biến mất. Thế là công tôi! Và chắc bạn không muốn người xem rời website của mình để tìm đến một website khác.
11. Tránh những trang có rất ít hoặc không có nội dung
Nếu bạn không có gì để viết cho một trang nào đó thì hãy bỏ nó đi. Một trang với chỉ một câu hoặc trong tình trang "Đang xây dựng" sẽ gây ra sự khó chịu. Người truy cập muốn được vui vẻ, giải trí, đọc thông tin hoặc có sự thích thú trên từng trang web.
12. Đặt tiêu đề hay cho từng trang
Đây là một chi tiết nhỏ nhưng nhiều chi tiết nhỏ sẽ tạo nên sự khác biệt. Phần tiêu đề là một thanh đặt ở ngay trên cùng cửa sổ trình duyệt. Hãy đặt một tiêu đề mô tả nội dung của trang web. Ví dụ "SuperScraps là cửa hàng hàng đầu cung cấp sổ lưu niệm tại Grand Haven" là tiêu đề cho trang giới thiệu công ty. Hoặc tiêu đề "Hãy mua một bó hoa hồng từ cửa hàng hoa Fancy và làm bừng sáng một ngày của nàng" trên một trang web bán hoa hồng. Những trường hợp thường thấy trên thanh tiêu đề là "Trang 2", "Sản phẩm mới", "Dịch vụ mới".
Sẽ rất kinh ngạc khi bạn nhận ra phần tiêu đề là căn cứ quan trọng để các công cụ tìm kiếm quyết định liệu một trang web bất kỳ có liên quan với yêu cầu tìm kiếm hay không.
13. Thường xuyên cập nhật nội dung cho website
Những thông tin cũ hoặc các sự kiện xảy ra từ rất lâu trên website sẽ làm giảm uy tín của bạn. Nếu bạn không cập nhật thông tin mới nhất trên website của mình thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tiếp thị tuyệt vời. Bạn sẽ hay gặp vấn đề này khi phải thông qua người lập trình web để thay đổi từng chi tiết nhỏ trên website. Vậy ai sẽ là người bỏ thời gian (hoặc tiền bạc) cho việc đó?
Có những website sẽ cho phép bạn tự tạo ra mọi thay đổi cần thiết cho nó, bao gồm cả việc thêm hay bớt trang web mà không cần một chút hiểu biết nào về lập trình web.
14. Đặt chức năng đăng ký nhận bản tin
Hãy yêu cầu người truy cập đăng ký nhận bản tin thông qua email. Chúng tôi tin rằng đây là một chiến thuật không thể bỏ qua. Bạn nên đặt mục đăng ký nhận bản tin ở từng trang web, đừng bắt khách hàng phải tìm kiếm tới lui mới có thể đăng ký vào danh sách nhận bản tin.
Theo helu.vn